Sunday, September 26, 2021

Sự thật về kiếp nạn duy nhất của Tôn Ngộ Không được Bồ Đề Tổ Sư giúp trong Tây Du Ký

September 26, 2021 Posted by Cu Tèo No comments



Trong kiếp nạn tại Ngũ Trang quán, sau khi đi khắp nơi tìm người có thể cứu cây nhân sâm không được, Tôn ngộ không đã phải tìm về tìm sư phụ là Bồ Đề Tổ Sử.

Tôn Ngộ Không vốn là con khỉ đá thác sinh do Trời – Đất, được thiên địa hoá dục mà thành, vốn sinh ra đã mang sẵn tinh hoa của đất trời.


Bẩm sinh căn cơ tốt phi thường, sớm ngộ lẽ vô thường, tầm sư học Đạo. Lênh đênh trên biển lớn, cuối cùng Ngộ Không đến Linh Đài Phương Thốn theo học Bồ Đề Tổ Sư.


Ngộ Không đến Linh Đài Phương Thốn theo học Bồ Đề Tổ Sư.

Sau đó Ngộ Không học được truyền 72 phép biến hóa và Cân đẩu vân nên đã đạt những quyền năng phép thuật siêu nhiên. Ở thời kỳ đỉnh cao, Tôn Ngộ Không từng đại náo Long cung, sửa sổ sinh tử - đại náo Địa phủ và đỉnh điểm là đại náo Thiên đình. Trong cuộc đại náo Thiên đình Ngộ Không đã liên tiếp đánh lui 10 vạn thiên binh, tứ đại thiên vương, Na Tra khi đó Tôn Ngộ Không đã ngông cuồng muốn thay thế Ngọc Hoàng làm chủ tam giới nếu không có Phật Tổ Như Lai can thiệp suýt nữa Tôn Ngộ Không đã phá nát Thiên Cung.

Theo diễn biến truyện Tây du ký, sau khi Ngô Không bị giam 500 năm đã được Đường Tăng giải cứu và cùng ông sang Tây Trúc thỉnh kinh, trải qua 81 kiếp nạn Ngộ Không đã trở thành Đấu Chiến Thắng Phật.




Tôn Ngộ Không là nhân vật được yêu thích nhất Tây du ký.

Trong kiếp nạn tại Ngũ Trang quán, sau khi tức giận vì bị tiểu đồng của Trấn Nguyên đại tiên xúc phạm, nổi máu tam bành, Tôn Ngộ Không liền đạp đổ cây nhân sâm vạn năm quý báu của vị địa tiên Trấn Nguyên đại tiên.

Trong đêm hôm ấy, 4 thầy trò Đường Tăng chạy trốn khỏi Ngũ Trang quán. Phát hiện 4 thầy trò Đường Tăng trốn sau khi đánh đổ cây nhân sâm quý, Trấn Nguyên Tử cưỡi mây lành đuổi theo, đằng vân một cái đi được một vạn dặm, trong khi thầy trò bốn người đi cả một ngày một đêm vẫn chưa được 100 dặm, Trấn Nguyên Tử lại phải đi vòng lại 9.000 dặm, đáp mây xuống bắt giữ 4 thầy trò đến 2 lần liền.

Trấn Nguyên đại tiên quyết định chiên dầu Tôn Ngộ Không, nhưng Ngộ Không lại dùng thần thông đem sư tử đá ngoài cổng biến thành hình dạng của mình, quẳng vào trong vạc dầu, khiến cho cái vạc bị đập thủng. Trấn Nguyên Tử thấy không bắt được Tôn Ngộ Không, lại đổi sang một vạc dầu khác, ra lệnh luộc Đường Tăng.

Ngộ Không thấy sư phụ sắp bị luộc, vội vàng cầu xin Trấn Nguyên đại tiên, nói bản thân mình đã sai, hứa sẽ đi bù đắp, chỉ xin đừng làm khó Đường Tăng nữa.


Tôn Ngộ Không và Trấn Nguyên đại tiên.

Trước khi đi, Tôn Ngộ Không và Trấn Nguyên đại tiên giao ước: "Ta biết chuyện của ngươi, biết bản lĩnh của ngươi. Nếu con khỉ nhà ngươi cứu sống cây nhân sâm của ta, ta sẽ xin kết nghĩa làm anh em".

Ngộ Không lém lỉnh: "Có gì mà khó. Ông hứa rồi đấy nhé!".

Bởi vì nhân sâm là tinh túy của đất trời, là linh thụ sinh ra từ khai thiên tịch địa, cho nên khi đạp đổ cây, Ngộ Không đã phải vất vả đi khắp bốn phương trời để tìm thuốc giúp cây sống lại.

Lần thứ nhất, Tôn Ngộ Không đến Bồng Lai tiên cảnh, gặp ba vị tiên ông là Thọ tinh, Phúc tinh, và Lộc tinh. Ba vị nói rằng, họ tuy là thần tiên nhưng về thứ bậc thì vẫn còn kém xa:

“Trấn Nguyên tiên là tổ địa tiên, còn chúng tôi là tôn phái thần tiên (…) Nếu như đánh giết những con muông chạy chim bay, giống có vây có vỏ thì chỉ dùng viên đan lúa mạch của chúng tôi cũng có thể cứu sống được. Còn như cây nhân sâm ấy là giống cây tiên, chữa thế nào được? Không có thuốc, không có thuốc đâu!”.

Điều đó nói nên nguồn gốc cao quý của Trấn Nguyên đại tiên và cây Nhân sâm là thứ linh thiêng của đất trời, so về tầng thứ thì còn cao hơn cả Thọ tinh, Phúc tinh, và Lộc tinh.

Lần thứ hai, Tôn Ngộ Không đến gặp Đế Quân, nhưng chỉ nhận được câu trả lời:

“Tôi có một viên ‘cửu chuyển Thái Ất linh đơn’, nhưng chỉ chữa được bệnh người, chứ không chữa được cây. Cây là linh tính thổ mộc, được trời nhuần thấm. Nếu là cây thường thì còn chữa được, chứ Vạn Thọ sơn là đất phúc của Trời, Ngũ Trang quán là động trời của Hạ Châu. Cây nhân sâm là cây thiêng từ thiên địa mới khai tịch, chữa thế nào được? Không có phương!”.

Cứ như thế, cho đến lần thứ ba, Ngộ Không đến Doanh Châu hải đảo gặp cửu tiên cũng chỉ nhận được những cái lắc đầu.

Như vậy, muốn cứu cây Nhân sâm thì phải tìm được thứ thần dược vượt trên cả tầng thứ của các bậc thần tiên.

Trong phim Tây du ký 1986, cuối cùng Tôn Ngộ Không do chán nản nên đã tìm về Linh Đài Phương Thốn tìm gặp Bồ Đề Tổ Sư, tuy nhiên sau hơn 500 năm nơi đây chỉ còn lại một đạo quán bỏ hoang, không còn có bóng dáng một ai, trong lúc tuyệt vọng nhất thì Tôn Ngộ Không lại nghe thấy tiếng của sư phụ, Bồ Đề Tổ Sư sau khi biết học trò của mình đã thật sự ăn năm nên đã chỉ cho Ngộ Không tới nơi có phương thuốc cứu được cây nhân sâm đó chính là nơi ở của Quan Âm Bồ Tát.

Quả đúng như vậy, khi Ngộ Không đến nơi, Quan Thế âm phán rằng: "Nước Cam Lồ trong tịnh bình của ta chữa được cây tiên".

Sau khi cây nhân sâm được cứu sống, theo lời giao ước, Trấn Nguyên Tử đã kết bái huynh đệ cùng với Tôn Ngộ Không. Thầy trò năm người lại tiếp tục lên đường.

Quốc Tiệp (t/h)

Sunday, September 12, 2021

Bí ẩn 2 di thể nữ trong lăng mộ Tào Tháo: Có phải Điêu Thuyền hay Tiểu Kiều?

September 12, 2021 Posted by MrTu No comments

 Hai người phụ nữ đã chết ở độ tuổi 20 và ngoài 50 tuổi. Trong đó bộ xương của người phụ nữ trẻ có dấu hiệu ngả sang màu xanh lục bất thường.

Mùa xuân năm 2006, một người dân tại làng Tây Cao Huyệt, huyện An Phong, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc đã phát hiện điều bất thường khi trên khu đất ruộng nhà mình. Khoảng ruộng trước đây chỉ cần bơm nước nửa ngày là đã ngập nhưng gần đây anh đã bơm tới 2 ngày đêm mà vẫn chẳng thấy nước dâng lên.

Tìm kiếm một hồi, người nông dân nhận ra giữa thửa ruộng có một cái hố đường kính khoảng 1m đang được che lấp bởi một nắm cỏ khô. Anh nông dân thấy lạ bèn xúc đất lấp hố lại nhưng vài ngày sau lại thấy nó xuất hiện. Tới đây, anh đã nhận ra cái hố này là do bọn trộm mộ đào lên và nhiều khả năng dưới cánh đồng nhà anh là một ngôi mộ phi thường.

Nơi an nghỉ của "vua trộm mộ" Tào Tháo

Chuyên gia khảo cổ Phan Vĩ Bân khi nhận được tin báo về hố trộm mộ đã mau chóng tìm đến cánh đồng này vào đích thân leo xuống dưới hố để hóa giải những bí ẩn. Bên dưới hố, Phan Vĩ Bân tìm thấy một ngôi mộ tan hoang, giờ chỉ còn là phế tích. Mộ gồm hai chính ở trước sau và hai gian phụ nằm ở bên trái và bên phải.



Mộ đạo dẫn xuống lăng Tào Tháo. Ảnh: China News

Mãi tới năm 2009, đội khảo cổ mới tìm thấy một mảnh đá vỡ có dòng chữ "Hổ cách của Ngụy Vũ Vương" với Ngụy Vũ Vương ở đây không ai khác ngoài Tào Tháo. Từ đây, giới khảo cổ đã khác định được lăng mộ ẩn mình 1.800 năm của "vua trộm mộ" Tào Tháo.

Lăng mộ của Ngụy Vương đã bị trộm đột nhập rất nhiều lần, chỉ còn di hài và một vài đồ tùy táng lẫn trong bùn lầy, bao gồm áo giáp vũ khí, bình mực... hầu hết là những món đồ dùng hàng ngày. Phát hiện này rất phù hợp với di nguyện "không chôn theo bảo vật" của Tào Tháo.



Mảnh đá đề chữ "Hổ cách của Ngụy Vũ Vương" giúp phát hiện ra lăng mộ Tào Tháo. Ảnh: China News

Hài cốt của chủ mộ vẫn nằm trong quan tài nhưng đã bị dập vỡ xương mặt và mũi. Các chuyên gia cho rằng đây chính là hệ quả của những vụ trả thù chính trị trong thời cổ đại. Ngoài di hài của Tào Tháo, trong lăng mộ này, giới khảo cổ còn tìm thấy thêm di hài của 2 người phụ nữ bí ẩn.

Hai di thể nữ trong lăng mộ Tào Tháo

Ngay khi thông tin về hai di thể nữ trong lăng mộ Tào Tháo được công bố, truyền thông Trung Quốc đã xôn xao liệu đây có phải hài cốt những mỹ nữ đi cùng tên tuổi Ngụy Vương như Điêu Thuyền hay Tiểu Kiều?

 

Song các sử gia cho rằng Điêu Thuyền không phải một nhân vật có thật trong lịch sử, còn mộ phần của Tiểu Kiều đã được tìm thấy tại huyện Lư Giang, An Huy gần với lăng mộ Chu Du, nên cả hai giả thuyết này đều không hợp lý.

Tào Tháo là nhân vật nổi tiếng phong lưu trong lịch sử, ngoài hai mỹ nhân kể trên, thê thiếp liên quan tới ông còn phải nhắc tới Biện phu nhân, Đinh phu nhân, Đỗ phu nhân, Tần phu nhân, Vương chiêu nghi... Hầu hết những người phụ nữ này đều từng sinh con cho Ngụy Vương.



Danh tính 2 người phụ nữ trong lăng mộ Tào Tháo vẫn khiến sử gia "đau đầu". Ảnh: Internet

Hao Benxing, nguyên giám đốc Viện Di tích Văn hóa và Khảo cổ tỉnh Hà Nam cho biết: "Kết quả giám định xương của Viện khẳng định 2 hài cốt nữ này một người ở độ tuổi 20, người còn lại chết khi ngoài 50 tuổi."

Bộ xương của người phụ nữ 20 tuổi có màu sắc hơi ngả xanh lục bất thường nên nhiều khả năng người này đã bị hạ độc chết để tuẫn táng theo Tào Tháo. Các chuyên gia suy đoán đây là một cung nữ hoặc a hoàn được đưa vào lăng để phục vụ chủ mộ ở thế giới bên kia. 

Ngoài ra, người phụ nữ còn lại có khả năng là Biện phu nhân - ái thiếp xuất thân từ ca kĩ nhưng lại rất mực hiền thục, thông minh, khiến Tào Tháo khâm phục. Tuy nhiên sử sách thời Tam Quốc chép rằng, Biện phu nhân đã qua đời khi ngoài 60 tuổi, lệch với tuổi xương 50 tuổi của hài cốt trong lăng.

Chính vì những sai lệch này mà tới tận ngày nay, danh tính chính xác của di thể nữ trong lăng mộ Tào Tháo vẫn còn là một ẩn số.