Trong lịch sử Trung Hoa, chỉ có Võ Tắc Thiên là nữ Hoàng đế được chính thức công nhận, tuy nhiên trước đó đã có người phụ nữ khác tự mình xưng đế, lập chính quyền riêng.
Khi nhắc đến nữ Hoàng đế trong lịch sử Trung Hoa, chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến Võ Tắc Thiên với quyền lực cai trị mạnh mẽ. Trên thực tế, bà không phải là nữ Hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung. Có 2 vị nữ Hoàng đế đã xuất hiện trước đó, một là Bắc Ngụy Thương Đế (chỉ ngồi ngôi từ ngày 1/4-2/4 năm Công Nguyên 528).
Người còn lại là Trần Thạc Chân, nữ thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa nông dân vào đầu thời Đường Cao Tông. Bà tự xưng là "Văn Giai Hoàng đế", gây chấn động thiên hạ thời điểm đó.
Trần Thạc Chân (Công Nguyên 620 - 653 ), sinh ra tại một điền trang ở Mục châu. Cha mẹ mất sớm, bà một mình nuôi em gái từ khi còn nhỏ. Sau đó, người hàng xóm thương cho hoàn cảnh của Trần Thạc Chân nên đã nhận nuôi giúp người em, còn bà đến làm nô tì cho một gia đình quan lại ở địa phương.
Đầu năm Công Nguyên 653, vùng Mục châu xảy ra đại hồng thủy, dân chúng lầm than. Triều đình chẳng những không phát chẩn cứu tế, mà vẫn giữ nguyên các khoản thuế trưng thu.
Không đành lòng chứng kiến bách tính chịu khổ, Trần Thạc Chân không màng an nguy của bản thân, lén mở kho lương của gia chủ, cứu giúp nạn dân. Bà bị gia chủ phát hiện, bắt giam và đánh đập tàn nhẫn. May mắn thay, Trần Thạc Chân được người dân hiệp lực ứng cứu, sau đó phải hóa trang thành một đạo cô, ẩn náu trong chùa Cảm Nghiệp.
Trần Thạc Chân tự xưng Văn Giai Hoàng đế, giường cờ khởi nghĩa nhằm lật đổ triều Đường.
Trong thời gian này, Trần Thạc Chân suy nghĩ rất nhiều và cho rằng chỉ có lật đổ triều đình mới có thể cứu bách tính thoát khỏi bể khổ. Bà bắt đầu lợi dùng việc truyền đạo, tuyên truyền mình là thiên nữ hạ phàm, cứu rỗi muôn dân, vì vậy rất nhiều tín đồ đã nguyện đi theo bà.
Sau một thời gian ngắn, thế lực của Trần Thạc Chân ngày càng lớn mạnh, khiến quan phủ chú ý. Bà bị bắt đi nhưng lại được thả về vì không đủ chứng cứ định tội tạo phản.
Trần Thạc Chân cho rằng triều đình đã bắt đầu chú ý đến mình nên đến tháng 10 cùng năm, bà quyết định giương cao ngọn cờ khởi nghĩa.
Trần Thạc Chân bắt đầu công chiếm Mục châu cùng các khu vực lân cận, thu phục lòng người, quân số chớp mắt lên tới mấy vạn. Sau đó, bà bắt đầu mô phỏng thể chế của Đường triều để thành lập chính quyền riêng. Đồng thời, Trần Thạc Chân phá vỡ các quy tắc từ cổ trí kim, tự xưng làm Văn Giai Hoàng đế, chấn động thiên hạ.
Tuy nhiên, quân đội của Trần Thạc Chân chủ yếu là những bách tính phổ thông hợp thành, chưa được trải qua huấn luyện. Vì vậy, sau một thời gian ngắn đối đầu với đại quân tinh nhuệ của triều đình, khởi nghĩa đã bị đàn áp, Trần Thạc Chân bị quân binh bắt sống.
Dù phải chịu mọi sự tủi nhục, nhưng Trần Thạc Chân không chịu khuất phục.
Trong thời gian bị giam giữ, Trần Thạc Chân đã trải qua những ngày tháng địa ngục khi phải chịu lõa hình. Quân lính triều đình tìm đủ mọi cách để làm nhục vị "thiên nữ hạ phàm", thậm chí lột hết quần áo của bà rồi kéo đi diễu hành.
Tuy nhiên, Trần Thạc Chân vẫn không chịu khuất phục, chưa một lần mở miệng xin tha. Trong quá trình bị tra tấn, bà còn rõng rạc liệt kê và buông lời khinh miệt từng tên quan ô lại. Cuối cùng, sau 3 ngày 3 đêm bị giày vò làm nhục, Trần Thạc Chân qua đời ở tuổi 33.
Tuy cuộc khởi nghĩa nhanh chóng bị đàn áp, nhưng Trần Thạc Chân đích thực là nữ lãnh đạo lưu danh sử sách, và được các nhà sử học tán xưng là "Nữ Hoàng đế đầu tiên" trong lịch sử Trung Hoa cổ đại.
Hoa Vũ (Theo Toutiao)
0 comments:
Post a Comment